Tìm hiểu về các loại gia vị trong chế biến món ăn

Phân loại gia vị theo tính chất

Căn cứ vào tính chất của gia vị để chia thành 7 nhóm:

Gia vị mặn: muối, xì dầu, magi, mắm tôm, nước tương. Tất cả những gia vị mặn đều lấy muối làm độ mặn chuẩn. Phần lớn các gia vị mặn (trừ muối), đều chứa hàm lượng đạm đáng kể.

Gia vị ngọt: đường, mật ong, mạch nha. Thành phần chủ yếu trong các loại gia vị ngọt là các loại đường. Đường mía chứa saccaroza, mật ong chứa fructoza và glucoza, mật ong chứa mantoza.

Gia vị chua: dấm, chanh, khế, dọc, sấu, me… Thành phần chính của các gia vị chua là các axit hữu cơ. Vị chua có tác dụng thúc đẩy quả trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Gia vị đắng: vỏ chanh, vỏ quýt, nước hàng. Vị đắng có trong tinh dầu các loại vỏ trái cây. Vị đắng tương phản với vị ngọt, có tác dụng gây kích thích ngon miệng cho người ăn hoặc có tác dụng khử tanh của nguyên liệu.

Gia vị cay: ớt, hạt tiêu, gừng… Vị cay trong các loại gia vị tao nên những kích thích mạnh vào tế bào vị giác của lưỡi, lấn át những mùi vị không thích hợp.

Gia vị thơm: hành, tỏi, thì là, rau mùi, rau thơm.

Gia vị hỗn hợp: bột cà ri, bột húng lìu, ngũ vị hương, dầu hào, sa tế, mằn xì, tương cải.

Phân loại gia vị theo cấu tạo

Gia vị ở dạng tinh thể: muối, đường, mì chính.

Gia vị ở thể lỏng: nước mắm, xì dầu.

Gia vị ở dạng bột: bột cà ri, bột húng lìu.

Gia vị ăn quả tươi: ớt, hạt tiêu, sấu, khế.

Gia vị ăn lá, vỏ: thì là, rau mùi, rau thơm, vỏ cam, vỏ chanh, vỏ quế chi.

Gia vị ăn củ: giềng, nghệ, gừng, hành.

Gia vị ở dạng dung dịch hỗn hợp: mẻ, dấm bỗng, dầu hào, sa tế, mằn xì, tương, dầu.